Hãng tin CNN của Mỹ vừa cập nhật danh sách 10 món ăn mang lại điềm lành trong năm mới theo truyền thống ẩm thực của các quốc gia trên thế giới.
Một số món ăn được tin là đem lại may mắn đầu năm mới
“Ngày đầu năm là khoảnh khắc tượng trưng cho những khởi đầu mới, và để làm cho ngày này thêm ý nghĩa, chẳng có gì tuyệt vời hơn là thưởng thức những bữa ăn ngon và ý nghĩa.
Khi năm mới về, các quốc gia trên khắp thế giới thường có những món ăn đặc biệt, mỗi món mang theo một thông điệp tượng trưng riêng. Mì dài, tượng trưng cho sự trường thọ và hạnh phúc dài lâu. Đậu Hà Lan, được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng với sự tăng trưởng tài chính. Cá trích đại diện cho sự dồi dào và phát triển, trong khi thịt heo lại mang theo ý nghĩa về may mắn và tài lộc trong năm mới.
Những món ăn này không chỉ là nguồn cảm hứng cho bữa tiệc đầu năm, mà còn là một phần quan trọng của truyền thống ẩm thực của mỗi quốc gia. Chúng tạo nên sự kết nối giữa người dân và văn hóa của họ, đồng thời đem đến hy vọng cho một năm thịnh vượng và hạnh phúc.
Hãy cùng chào đón năm mới với lòng biết ơn và hi vọng, và thưởng thức những món ăn ngon đậm đà ý nghĩa này. Chúc mọi người có một năm mới tràn đầy niềm vui và thành công!
10 món ăn đem lại may mắn trong năm mới:
Hoppin’ John là một món ăn truyền thống trong lễ Tết tại miền Nam Hoa Kỳ. Nguyên liệu bao gồm đậu Hà Lan hoặc đậu mắt đen (tượng trưng cho tiền xu), thịt heo. Người Mỹ thường ăn nó cùng với cơm và kèm theo cải rổ và bánh ngô. Người dân địa phương tin rằng món ăn này mang lại sự may mắn trong năm mới.- Ảnh: Shutterstock.
Vào đêm giao thừa ở Tây Ban Nha, người dân theo dõi khoảnh khắc đếm ngược để đón chào năm mới qua âm thanh của chuông đồng hồ tại quảng trường Puerta del Sol. Họ sẽ ăn 12 quả nho sau mỗi tiếng chuông đồng hồ. Truyền thống này bắt đầu vào đầu thế kỷ 20 và đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha. – Ảnh: AFP/Getty Images.
TTamale là một loại bánh làm từ bột ngô, nhân thịt, phô mai và các nguyên liệu khác, được bọc trong lá chuối hoặc vỏ ngô. Món ăn này thường xuất hiện trong các dịp đặc biệt ở Mexico, nhưng kỳ nghỉ lễ là thời điểm phổ biến để thưởng thức nó. Tamale thường được ăn kèm với menudo, một món nước được chế biến từ nội tạng bò cùng với một số loại rau, nấu trong vòng 7 đến 10 giờ, và rất thích hợp cho những người có triệu chứng say rượu. – Ảnh: Shutterstock.
Oliebol giống như bánh rán ở Việt Nam. Người Hà Lan thường ăn chúng vào đêm giao thừa. Chúng phổ biến tại các quán ăn đường phố trên toàn đất nước này. Món bánh được làm bằng cách thả một muỗng bột có rắc nho khô vào nồi chiên, sau đó chấm đường bột lên mặt. – Ảnh: Getty Images.
Người Áo thường uống rượu vang đỏ kết hợp với quế và gia vị, ăn thịt heo sữa trong bữa tối giao thừa và thưởng thức những chiếc bánh hạnh nhân có hình dáng giống con heo. Con heo may mắn (Glücksschwein) là tên mà người địa phương đặt cho chiếc bánh này. Đây cũng là món quà phổ biến ở cả Áo và Đức. – Ảnh: Getty Images.
Các gia đình Nhật Bản thường ăn mì soba làm từ bột kiều mạch vào đêm giao thừa để nói lời tạm biệt với năm cũ và chào đón năm mới sắp tới. Truyền thống này đã tồn tại từ thế kỷ 17, và những sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ và thịnh vượng. – Ảnh: Shutterstock.
Truyền thống làm bánh để chào đón năm mới xuất hiện ở nhiều quốc gia. Người Hy Lạp có bánh mì vasilopita, người Mexico thích bánh rosca de reyes và người Pháp thì có bánh galette des rois. Chiếc bánh của người Pháp thường được gọi là bánh vua. Bên trong bánh thường ẩn giấu một đồng xu hoặc tượng vàng, mang ý nghĩa đem lại một năm thịnh vượng cho người thưởng thức khi họ tìm thấy chúng trong lát bánh của mình. – Ảnh: Shutterstock.
Người Ý ăn mừng đêm giao thừa với món Cotechino con lenticchie truyền thống. Món ăn này bao gồm một cây xúc xích lớn, thường ăn kèm với đậu lăng hầm. Người dân nơi này tin rằng đậu lăng tượng trưng cho tiền bạc và vận may. – Ảnh: Shutterstock.
Cá trích phổ biến ở Ba Lan và một số vùng của Scandinavia. Với màu sắc bạc bẽo của chúng, nhiều người trong những quốc gia này ăn cá trích để tạo sự thịnh vượng và phát đạt trong năm mới. Món cá trích thường được ngâm trong nước muối khoảng 24 giờ, sau đó được xếp vào lọ cùng với hành tây, hạt tiêu, đường và giấm trắng. Thường kèm theo món này là cá hun khói, pate và thịt viên. – Ảnh: Shutterstock.
Kransekage, còn được gọi là bánh vòng hoa, là một tòa tháp bánh được tạo thành từ nhiều vòng bánh đồng tâm xếp chồng lên nhau. Thường thì người Đan Mạch và Na Uy ăn bánh này vào đêm giao thừa. Nguyên liệu chính của bánh là hạnh nhân. Bên trong tháp bánh thường chứa một chai rượu vang, và bên ngoài được trang trí bằng cờ và bánh quy giòn. – Ảnh: Shutterstock.